Ra mồ hôi tay có phải bị phong thấp không?
Ðổ mồ hôi là một trong những chức năng của da, giúp cơ thể điều nhiệt cũng như loại trừ các chất độc hại ra ngoài. Một khi chức năng này bị rối loạn, làm mồ hôi tiết ra quá nhiều, ta gọi đó là chứng tăng tiết mồ hôi.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi như: bệnh về thần kinh giao cảm, cảm xúc, do vị giác, do phụ nữ có thai, mãn kinh, khối u di căn chèn ép hoàn toàn thần kinh tủy sống, hạ đường huyết, uống thuốc hạ nhiệt salicylat quá liều... Ngoài ra, yếu tố môi trường, thời tiết khí hậu nhiệt đới là điều kiện thuận lợi cho tăng tiết mồ hôi trầm trọng hơn.
Bạn của bạn bị ra mồ hôi tay, chân và nách thường xuyên. Như vậy, bạn ấy cần đi khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết, tìm nguyên nhân gây ra mồ hôi tay chân và có hướng điều trị phù hợp.
Hiện nay, y học có rất nhiều phương pháp điều trị tăng tiết ra mồ hôi tay chân, các bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị dưới đây:
- Điều trị tại chỗ, bôi aluminum chloride 20% vào các buổi tối, tác dụng rất tốt.
- Điện chuyển ion: đưa các hạt điện tích của thuốc qua da vào sâu dưới da.
- Liệu pháp uống thuốc kháng cholinergic như pro-banthine hoặc glycopyrrolate có tác dụng giảm tiết mồ hôi toàn thân, trong 4-6 giờ sau uống thuốc.
Ra mồ hôi tay có phải bị phong thấp không? |
- Tiêm botox vào mỗi bàn chân, tay hoặc nách tác dụng giảm tiết mồ hôi rất tốt. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc là gây yếu cơ khi cầm nắm, nên khuyên bệnh nhân khi làm việc phải thận trọng. Phương pháp này có tác dụng trong 5 tháng sau khi tiêm nhưng giá thành cao. Ở điều kiện nước ta, chỉ cần tiêm một lần vào cuối mùa xuân, đầu mùa hè.
- Phẫu thuật: khi tất cả các phương pháp trên thất bại thì phương pháp phẫu thuật được áp dụng: cắt bỏ hạch giao cảm ngực để điều trị tăng tiết mồ hôi bàn tay. Phương pháp diệt hạch giao cảm có tác dụng nhanh, ngừng tiết mồ hôi hoàn toàn 2 bàn tay, nhưng da có thể trở nên khô ráp, rất khó chịu.
Nếu hiện tại, bạn của bạn chưa có điều kiện đi khám và điều trị thì bạn ấy có thể tham khảo cách chữa tại nhà dưới đây
Sử dụng lá lốt để trị chứng đổ mồ hôi tay, chân. Dùng thân, lá và rễ lá lốt rang vàng, hạ thổ, sắc uống trong 7 ngày liền, nghỉ 4-5 ngày sau đó tiếp tục sử dụng bài thuốc thêm 1 tuần. Nếu không uống được nước lá lốt thì nấu nước lá lốt, cho thêm chút muối tinh, ngâm tay trong nước ấm, áp dụng ít nhất 1 lần/ngày hoặc chế biến lá lốt thành những món ăn như chả lá lốt, thịt rang lá lốt cũng có tác dụng chữa bệnh.
►Xem thêm: Chữa trị gai cột sống hiệu quả
Nhận xét
Đăng nhận xét